Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015


MỘT SỐ KỸ THUẬT BẢO QUẢN GIẤY IN 

Máy khử axit tài liệu

Máy chuyên sử dụng để khử axit trên tài liệu giấy bằng cách nhúng tài liệu vào dung dịch kiềm nhẹ không ảnh hưởng đến môi trường. Tài liệu sau khi khử axit được bù thêm một lớp sợi xenlulo nên tài liệu chắc khỏe hơn, nhờ vậy tuổi thọ của các tài liệu cũng được nâng cao gấp 3-4 lần. 

Máy khử axit bằng phương pháp khô 

Thiết bị chuyên sử dụng để khử axit trên tài liệu bằng cách phun lên mặt giấy lớp hóa chất kiềm nhẹ không độc hại với con người. Đặc biệt thích hợp sử dụng cho các dạng tài liệu có khổ lớn, tài liệu yếu và tài liệu đóng quyển. 

Tủ hút khí 

Thiết bị được sử dụng trong phương pháp khử axit khô để hút khí, bụi làm cho tài liệu nhanh khô, sạch hơn và đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
I) Những yếu tố ảnh hưởng tới tài liệu lưu trữ

+ Nóng và ẩm làm gia tăng tác động của acid, làm tăng nấm mốc. Làm mềm độ dính. Làm yếu sợi giấy. Riêng nhiệt độ cao sẽ làm cho giấy giòn hơn.
+ Ánh sáng  là nguyên nhân của hiện tượng quang phân (photolysis) do giấy bị yếu đi, mực và màu bị mờ, và làm vàng loại giấy sản xuất từ bột gỗ. Các tia cực tím (U.V) của ánh sáng là nguyên nhân phá hoại nhiều nhất.
+ Dao động về độ ẩm và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng tới các loại tài liệu có độ hút ẩm cao. Là nguyên nhân khiến các cuốn sách bị biến dạng.
+Axit  là nguyên nhân của thủy phân acid (acid hydrolysis) – là hiện tượng của việc tờ giấy bị phá hủy, giấy bị yếu đi. Các nguồn acid có trên tờ giấy có thể sản sinh là từ quá trình sản xuất giấy, mực, kho chứa, vật liệu làm khung và ô nhiễm không khí.
+ Côn trùng và loại gặm nhấm ăn giấy, băng dính, da, giấy da và hầu hết các đồ lưu trữ khác.
+ Nấm và mốc tạo ra acid phá hủy tài liệu lưu trữ, ảnh hưởng tới kích thước của tài liệu lưu trữ, khiến cho tài liệu dễ bị phá hủy và biến màu. Nấm và mốc rất phát triển trong môi trường có tính acid.
+ Con người làm bẩn tài liệu lưu trữ trong quá trình cầm, tác động đến tình trạng vật lý, dùng bút viết mực, buộc, dính, ghim tài liệu lưu trữ.
+ Bụi sản sinh từ trong không khí, bào tử mốc, bụi có chứa trong các loại vật liệu dùng trong lưu trữ dễ bị gỉ.
+ Điều kiện kho kém do sách và tài liệu lưu trữ bị nhồi nhét chặt, đặc biệt là khi lưu trữ các bản đồ. Các vật liệu bao gói có tính acid và lưu huỳnh.
+ Các rủi ro khác  như hỏa hoạn, nước, hoặc sập giá tài liệu.

II. Công tác bảo quản và những trợ giúp đầu tiên đối với tài liệu lưu trữ
- Bảo quản là phương cách tốt nhất để tránh không phải cứu giúp tài liệu khỏi  bị hủy hoại. Nếu  có thể bảo quản tốt tài liệu bằng việc bao gói và xử lý tốt, thì có tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nếu bạn biết một vài quy tắc trong công tác bảo quản, thì việc bảo quản không còn là  vấn đề lớn. Sau đây là một số những phương cách được xem là tốt nhất và và là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác bảo quản. Những quy tắc này tính đến việc người làm công tác bảo quản sẽ sử dụng bao gói có chất lượng để đựng tài liệu lưu trữ có tuổi thọ trên 50 năm hoặc những tài liệu được coi là đặc biệt quý.
  • Giữ tài liệu trong một phòng có không khí không bị dao động lớn trong ngày hoặc theo mùa. Cần có phòng đệm dự phòng với quạt thông gió. Gác mái và tầng hầm không tốt cho việc lưu trữ tài liệu mà còn tạo điều kiện cho nấm và mốc phát triển, đây có thể là nơi trú ngụ của côn trùng và loài gặm nhấm. Cần để sách xa tường. Đường ống nước cũng cần tránh do có thể bị rò gỉ và hoặc ngập sàn kho.
  • Cần cất giữ tài liệu trong những hộp có chất lượng hoặc là đã được khử acid (free – acid) hoặc là giấy và bìa đã khử acid (free-acid). Chỗ đặt hộp phải xa ánh sáng trực tiếp, nhiệt (bộ tỏa nhiệt), hoặc là cây cối do côn trùng có thể ẩn nấp. Nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng đối với tài liệu lưu trữ giấy và giấy da không được vượt quá 13-15 độ C/độ ẩm 55-60%, đối với ảnh phải dưới 20 độ C/độ ẩm 30-40%. Dụng cụ đo độ ẩm hoặc bộ điều khiển điện tử có thể được sử dụng để kiểm soát đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm theo đúng quy định.
  • Môi trường ẩm có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Cần gói hút ẩm, để làm giảm độ ẩm và bẫy côn trùng, trong hộp đựng tài liệu. Nếu phát hiện thấy mốc, không cần phải cố gắng làm sạch khi tài liệu  vẫn còn hơi ẩm, mà trước hết cần làm khô  bằng hệ thống thông gió tốt. Dựng các tờ tài liệu và các cuốn sách  đứng lên. Khi tài liệu khô, đặt tài liệu vào một tấm giấy phẳng và dùng chổi mềm để làm sạch bề mặt. Bào tử mốc có thể tác động xấu tới sức khỏe, cần thận trọng trong quá trình làm sạch, cần sử dụng mặt nạ và găng tay, làm việc trong phòng có thông gió tốt hoặc bên ngoài trong điều kiện thời tiết tốt. Không khí quá khô cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng của giấy và là nguyên nhân khiến tài liệu bị giòn và ố.
  • Ánh sáng ban ngày có chứa tia cực tím mạnh nhất, đây có thể là nguyên nhân khiến giấy bị mờ, ố và giòn. Mức ánh sáng thích hợp cho tài liệu trưng bày là 50 lux, mức sáng này tương đối mờ. Ánh sáng đèn điện có thể được chấp nhận với điều kiện có màn che.
  • Đặt các bức ảnh trong ống đựng ảnh. Các album ảnh nên được chèn bằng các tấm giấy bạc an toàn (silversafe) giữa các tấm ảnh mặc dù giấy bóng kính (glassine paper) được coi là thích hợp. Phim âm bản nên được bọc cẩn thận bằng giấy bạc an toàn hoặc phong bì.
  • Bản đồ, sơ đồ và các tài liệu lưu trữ khổ lớn khác, lý tưởng nhất là cần giữ trong mặt bằng có độ phẳng, nhưng cũng có thể cuộn bỏ ống và bảo vệ ống bằng một lớp vải.
Cần phải suy nghĩ kỹ trước khi có ý định phục chế/tu bổ tài liệu, không được cố ép phải làm. Tốt nhất là hạn chế cầm vào tài liệu và tài liệu cần được bao gói tốt. Để bảo đảm cho nguồn thông tin và những kỳ vọng về kết quả bảo quản cuối cùng, thì: không nên sử dụng băng dính trong bất cứ lý do nào. Do việc này sẽ khiến tài liệu nhanh bị tổn hại do bị ố, mờ và về lâu dài có thể gây ra những vết bẩn của bụi dính.  Nếu phải dính các tờ tài liệu lại với nhau thì nên sử dụng giấy có dính (tem, giấy có dính ghi nhãn), hoặc hồ nước. Nếu nghi ngờ không thể dùng được những vật liệu này thì có thể sử dụng kẹp giấy bằng đồng thay vì kẹp bằng sắt.
  • Nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho tài liệu lưu trữ là 13-18 độ C/độ ẩm 55-65%
  • Nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho bảo quản ảnh là dưới 20 độ C/ độ ẩm 30-40% 
III. Bảo quản tài liệu giấy
Những quy tắc đầu tiên của việc bảo quản các tài liệu bằng giấy là phải bảo quản trong điều kiện tốt, giữ tài liệu xa ánh sáng và tránh xa điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường phải sạch bụi. Nhiệt độ và độ ẩm lý lưởng là 13-18 độ C/độ ẩm 55-65%. Đựng trong hộp sơn tĩnh điện, có bìa bọc, có hộp hoặc ống bọc bằng nhựa trơ (inert plastic sleeve). Chụp lại ảnh, scan hoặc sao chép lại film. Việc bao gói cẩn thận sẽ giúp cho tài liệu trông có giá trị hơn và sẽ giúp làm giảm việc làm bẩn tài liệu khi được tra cứu và hạn chế bị mòn do người tra cứu có thể nhấm ngón tay ướt cho dễ lật. Không nên cố tu bổ tài liệu mỏng mảnh đặc biệt là phải tránh dùng băng dính. Hư hại do nấm mốc hoặc côn trùng hoặc mực có tính acid cần được tu bổ bằng những người chuyên làm công tác tu bổ. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia tu bổ khi thực hiện.
Tại Anh, các tài liệu giấy có trước năm 1830 vẫn tốt do các tài liệu này được soạn trên chất liệu giấy từ sợi bông hoặc sợi lanh tốt và thường được bảo quản trong điều kiện khá sạch, nếu không  bị mực có tính acid (acidic ink) hoặc kho chứa kém. Do Cuộc cách mạng công nghiệp và nhu cầu lớn về sách in, nên không thể có đủ giấy vải. Giấy được dùng thay thế là loại giấy bột gỗ giá rẻ do vậy giấy này khó đáp ứng được tiêu chuẩn như mong đợi. Để làm cho loại giấy mới sạch và bóng, đã có một số phụ gia được thêm vào. Các nhà sản xuất giấy ở Anh như Alum, Rosin, Size và Kaolin đã cho thêm nhiều thành phần phụ gia khác nhau nên những sản phẩm này bị phân rã nhanh. Tại Anh, các giấy tờ và sách cuối thời nữ hoàng Victoria phân rã nhanh hơn so với thời trước đó. Điều này vẫn đúng vào thời nay. Mực và giấy ngày nay dường như không chống chọi nổi với phép thử của thời gian. Bất cứ ai sở hữu những cuốn sách ra đời trong những năm chiến tranh có thể nhận thấy sự biến đổi về màu sắc và cảm nhận được sự phân rã của giấy.
Thư tín. Được đặt riêng từng tờ hoặc một tập. Việc cuộn các bức thư này sẽ khiến giấy dễ bị hỏng. Do vậy cần bảo quản các bức thư theo các tờ đơn lẻ hoặc tập bọc ngoài bằng bìa cứng đã khử acid (acid – free).
Sách. Sách được làm sạch bằng chổi mềm quét bụi. Nếu không được đem ra trưng bày thì việc bọc sách cẩn thận sẽ giúp tránh ánh sáng và bụi tác động. Cần tránh lấy sách trên giá bằng cách kéo sợi vải đánh dấu trang có trên sách. Cần cầm gáy sách và kéo nhẹ ra ngoài. Nếu sách gặp vấn đề khó khăn khi lấy ra thì cần tìm thợ đóng sách để tu bổ lại.
Tạp chí. Giấy in báo thường được làm từ loại bột gỗ có chất lượng thấp và không dùng cho việc bảo quản lâu dài, nhưng dĩ nhiên những người làm công tác bảo quản lại mong muốn lưu trữ lâu dài. Điều may mắn là phần lớn các tạp chí đều giữ bản microfilm, các bản sao cứng của các tờ báo và thường khó thay thế. Chỉ có một số ít báo chí địa phương không thực hiện việc này và nhiều tờ trong số này không còn xuất bản nữa. Những tờ báo này làm như vậy để tiết kiệm chi phí.
Báo, tạp chí thường bị ố vàng và dính rất nhanh tiếp đó là bị rách và bắt đầu bị mủn. Giấy in cũng rất dễ bị hút nước do vậy nó rất hữu ích cho việc làm giấy bồi. Tờ báo sẽ không nằm trong nỗ lực bảo quản trừ phi tờ báo là độc bản. Việc cần phải làm để bảo quản tờ báo là đặt nằm trong những hộp sơn tĩnh điện, tránh ánh sáng và nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Việc đóng gói cũng cần được thử, nhưng quá trình này có thể làm sản sinh ra hiện tượng vi khí hậu vốn là hiện tượng có thể đẩy nhanh quá trình mục tài liệu. Những sửa chữa nhỏ  với băng bảo quản, có sẵn từ các nhà cung cấp, (không dùng băng dính), để chặn sự phát triển của chỗ báo bị mủn có thể chỉ được chấp nhận đối với tờ tạp chí.
IV. Giấy da và dấu niêm phong
 Giấy da và giấy da cừu (parchment and vellum) thường là từ chỉ loại giấy mịn mỏng làm từ da cừu hoặc da dê. Giấy da (parchment) thường chắc và có màu kem, đây là loại giấy thường làm từ da cừu và dùng để viết bản thảo hoặc in. Giấy da vellum là loại giấy da mềm và dẻo hơn, có màu trắng nhờ, được làm từ da bê hoặc cừu và được dùng để đóng sách hoặc viết.
Giấy da (parchment) có thể chịu được ẩm và ướt để làm cho bề mặt của tờ giấy trở nên phẳng sau khi bị méo. Nhưng việc này cũng thường là nguyên nhân để mốc phát triển, di trú trên bề mặt của tờ giấy và sẽ khiến cho bản thảo trở nên khó đọc. Hiện tượng này, cùng với tác hại của mùi da mủn, là lý do chính cho việc phải giữ cho giấy da parchment ở độ ẩm thích hợp khoảng 50-60%.
Khi da trở nên khô thì miếng da sẽ bị cong, lồi lên và lõm xuống, và sẽ cần các chuyên gia để làm cho miếng da phẳng trở lại. Trường hợp xấu nhất là miếng da có thể giống như bánh mỳ và rất giòn khi ở trong điều kiện quá khô. Việc này sẽ không thể chấp nhận được nếu miếng da chỉ bị ở một góc hoặc một mặt của tài liệu. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản giấy da parchment là 13-18 độ C.
Mực viết trên giấy da parchment cũng phải rất khác so với mực viết trên giấy thông thường, trong đó mực phải nằm ở trên bề mặt da và không được thấm sâu vào da. Nhưng việc này cũng có thể khiến mực có xu hướng bị bong ra nếu miếng da parchment bị gập lại hoặc làm cho phẳng ra. Khi trưng bày một bản tài liệu da parchment, ta có thể quan sát được bụi, mực và cát, rơi ra từ nếp gấp. Do vậy, việc mất chữ là không tránh khỏi. Nếu bản thảo bị mờ,  đôi lúc có thể đọc bằng đèn chiếu tia cực tím (ultra-violet lamp).
Các tài liệu bản rộng được gói trong một gói ép chặt hoặc cuộn chặt rất dễ cho việc mở ra và có thể xảy ra việc bị gãy và vỡ khi cố mở rộng các tài liệu này. Nếu hiện tượng này xảy ra thì nên ngừng việc mở tài liệu và tìm tư vấn từ các chuyên gia bảo quản có kinh nghiệm. Có một số phương pháp để làm phẳng giấy da parchment một cách chuyên nghiệp. Nếu các bản giấy da này dễ mở thì nên chèn vật nặng giữ tại các góc của bản giấy.
Làm viền và khung cho bản giấy da parchment gây ra nhiều vấn đề hơn so với giấy thông thường. Muốn để phẳng, thì viền và khung phải phù hợp với kiểu duy trì tình trạng này. Các chuyên gia làm khung và bảo quản sẽ biết rất rõ điều này. Cần thận trọng với những người không chuyên trong công tác bảo quản; cần đặt ra yêu cầu về bảo hiểm và chất lượng cho việc làm khung và viền.
Các dấu ấn niêm phong (applied and pendant seals) cũng phải cần được tính đến, đây không chỉ đơn giản là dấu bám vào tài liệu. Dấu niêm phong rất giòn và có thể dễ bị gãy nếu bị va chạm hoặc rơi. Việc gập hoặc cuộn tài liệu có thể ảnh hưởng đến dấu niêm phong. Nên có một miếng vải đệm bông hoặc giấy khử acid xung quanh dấu ấn  để giúp dấu niêm phong tránh được va chạm và giữ sạch. Nếu dấu niêm phong bị vỡ, thì cần có một túi nhỏ có bông xung quan để bảo vệ những miếng vỡ khỏi bị mất.
Trong trường hợp có khung, việc tạo lõm ở viền sẽ giúp bảo vệ dấu niêm phong, và thường không cần có thể một vật bảo vệ khác.
Ánh sáng, việc làm sạch nhẹ bằng những đầu bông khô đều cần trong hầu hết các trường hợp. 
V. Bọc bìa sách, các tập tài liệu hoặc bản đồ để phẳng bằng loại giấy manila
Đoạn này nói về việc các bìa sách tránh bụi để bảo vệ sách và các tấm bản đồ khỏi bụi và ánh sáng, bạn cần có một chút khéo tay, và mong muốn bảo vệ những cuốn sách của bạn. Để bảo vệ sách khi sắp xếp trên giá, nên mua những tấm bìa bọc hai mặt của cuối sách.
Một số nguyên liệu và thiết bị cần thiết cho công việc này:
Bìa cứng bằng giấy Manila khử acid         Thước kẻ dài
Tấm lót cắt giấy                                   
 Dụng cụ gập giấy (dùng để cuộn và rạch)
Kéo                                                                  
Dao dọc giấy và dao stanley  (Stanley Knife)    
                                                                          
Bút mực lưu trữ                           
1. Đưa cuốn sách  đặt vào giữa tờ giấy Manila khổ rộng đủ để phủ toàn bộ tài liệu.
2. Lấy thước kẻ và dụng cụ gấp giấy, phân thẳng 4 mép của cuốn sách với tờ giấy đặt dưới và giấy đặt dưới dài hơn cuối sách khoảng gần 3mm/3,5 mm. Đừng tỏ ra hào phóng nới rộng nếu muốn tài liệu lưu trữ của bạn vừa vặn với lớp bọc để tránh bị trầy xước.
3. Dùng kéo cắt theo các đường đã vạch sẵn.
4 . Bỏ cuốn sách ra khỏi tờ giấy bìa lót sau đó gập và ép tờ bìa bằng dụng gập giấy. 
5. Mở tờ bìa vừa được gấp sau đó cho cuốn sách vào.
6. Các bước cắt góc, tạo nắp làm thành hộp đựng sách thực hiện như theo hình vẽ sau:

Quá trình tạo bìa bảo vệ một cuốn sách
Sau đó dùng loại bút mực dùng trong lưu trữ ghi tên sách ra ngoài bìa, ở gáy sách. Tùy từng độ dày, mỏng của cuốn sách để điều chỉnh bìa, và khối lượng bìa dùng.
 VI. Bọc sách bằng vải
Vải bọc sách để thay thể dạng giấy Manila khử acid. Việc bọc bằng vải khiến cho cuốn sách trông giống như dùng ở nhà và to lớn hơn, nhưng lại rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động của bụi và ánh sáng.
Các bước để thực hiện quy trình bọc này như sau:
1. Giặt vải chưa tẩy trong nước nóng bằng bột giặt phi sinh học (non-biological) để làm mất lớp hồ vải.
2. Cắt vải có 4 góc hình như theo hình vẽ để vừa với cuốn sách cần bọc, một mặt của miếng vải phải phủ được toàn bộ mặt cuốn sách. Khâu các mảnh khóa dán vào các mảnh vải như theo hình vẽ, nhằm giúp ghép các mảnh vải tạo thành túi kín để bảo vệ sách.      
3. Đặt sách vào trong miếng vải đã hoàn tất các công đoạn trên, gấp phần vải phía dưới lên, sau đó là phần vải hai bên cuốn sách và cuối cùng là phần đầu có gắn miếng khóa dính. Khi gập sách trong miếng vải cần để sao cho cuốn sách và mảnh vải ở mức vừa vặn nhất, không bị quá chật hoặc lỏng.
4. Có thể thay miếng dính  bằng dải dây cotton.
5.  Dùng bút dạ không xóa để ghi nhãn vào bìa vải. Có thể dùng bàn là để ấn nếp các mép vải.


Quá trình bọc vải cho một cuốn sách
 VII. Bảo quản các hộp đựng với khối lượng lớn
 Hộp có thể được thiết kế đặc biệt để đựng một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ và sách bọc. Hộp thích hợp cho việc dựng những cuốn sách có khối lượng nặng và các tài liệu lưu trữ bị hỏng nặng cần giữ gìn và bảo vệ đặc biệt. Việc dùng các hộp này có thể là giải pháp kinh tế thay thế co việc đóng lại sách. Các dạng hộp có thể đặt làm từ các nhà sản xuất.
Cây lá kim (Cây gỗ mềm):
Cây lá rộng (Cây gỗ cứng):
§  Vân sam
§  Linh sam
§  Thông
§  Thông rụng lá
§  Sồi
§  Dương
§  Cáng lò (Cây bulô)
§  Bạch đàn (Cây khuynh diệp)

Điều kiện ở từng địa phương và số lượng có sẳn quyết định loại gỗ nào được sử dụng làm nguyên liệu nguyên thủy. Các loại cây tăng trưởng nhanh thí dụ như cây dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại có cellulose đều có khả năng được sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nguyên liệu. Tại Đức, giấy cũ chiếm gần 50% các nguyên liệu được sử dụng để làm các loại giấy, bìa cứng và các tông.
Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là cây tre.
Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát triển của công nghiệp giấy.
§  Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường.
§  Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi cao - trên 10 hạt với kích thước 0.4mm²/1m²


Sản xuất bột giấy
Gỗ có thể được xử lý cơ học hay hóa học.

Xử lý cơ học

Sơ đồ máy mài gỗ
§  Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
§  Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài.
§  Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay "bột nhiệt cơ", chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Các liên kết linhin (lignin) nhờ vậy bị yếu đi. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền (refiner). Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo- mechanical pulp), hay "bột hóa nhiệt cơ".
Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sản xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi cellulose mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiềm nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học.


Xử lý hóa học
Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm:
§  40% - 50% cellulose
§  10% - 55% hemicellulose
§  20% - 30% linhin (lignin)
§  6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác
§  0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ
Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sunfit (sulfit) và sunfat (sulfat). Phần linhin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy.
Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi cellulose có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi cellulose từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 cho đến 4 mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1 mm.
Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm.
Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cácbon của clo.
 Cl2 + H2O → H+ + Cl- + HClO
2 NaOH + Cl2 → NaOCl + NaCl + H2O
  Bột sunfit được tẩy bằng hiđrô perôxít hay bằng ôxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy sử dụng clo bằng sử dụng ôxy và điôxít clo 
2 NaClO3 + H2SO4 + SO2 → 2 ClO2 + 2 NaHSO4
  Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được dùng nhiều hơn.


Phương pháp organocell
Phương pháp organocell sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh đây là phương pháp thân thiện với môi trường hơn. Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và mêtanol (methanol) có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ đến 190 °C. Qua đó linhin và hemicellulose được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước.
Mêtanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được linhin và hemicellulose không chứa lưu hùynh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học.


Khử mực giấy cũ
Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi.
Hai phương pháp khử mực giấy loại (de-inking) được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi (flotation) và rửa (washing). Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các hạt phụ gia có kích thước từ 10 đến 250 µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30 µm trở xuống. Ngày nay phần lớn các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất.
Xử lý bột trước khi sản xuất giấyBột giấy được nghiền trong các máy nghiền (refiner) trước khi đưa qua máy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tùy theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẻ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành.
Các loại giấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. Ngoài ra khi nghiền các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy.


Máy sản xuất giấy


Máy sản xuất giấy
Giấy được tạo thành tấm trên máy sản suất giấy. Dung dịch bột giấy (99% là nước) sau khi được làm sạch nhiều lần chảy lên lưới của máy lưới dài. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng, các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép láng và cuộn tròn.
Ngoài sợi cellulose ra bột giấy còn được trộn thêm đến 30% các chất độn: ( như Cao lanh, tinh bột. blanc fixe, DDioxxit titan, phấn. Các chất độn làm đầy phần không gian giữa các sợi giấy và làm cho giấy mềm mại và có bề mặt láng hơn. Thành phần của chất độn sẽ quyết định độ trong suốt hay độ mờ đục của giấy. Để chống không lem mực phải cần đến keo.
Cuộn tròn
Đối với các tài liệu có khổ lớn hơn các ngăn kéo có sẵn thì cuộn tròn tài liệu lại cũng là một giải pháp. Đây không phải là cách lý tưởng nhưng là cách duy nhất để ngăn không cho tài liệu bị phá huỷ trước hết là về mặt hoá học. Cuộn tròn lại tiết kiệm diện tích và thích hợp cho các tài liệu đủ độ dẻo để trải ra rồi lại cuôn tròn lại. Cách thức này rất thích hợp cho các bản vẽ thiết kế về kiến trúc hoặc những tài liệu ít được tham khảo. Các tài liệu liên quan đến nhau có thể được cuốn lại với nhau. Quan trọng là không nên cuộn quá chặt và nên có giá đỡ. Các nhà bảo quản học khuyến khích việc cuộn các tài liệu xung quanh một cái ống có đường kính ít nhất là 10cm và không chứa chất gỗ. Cái ống này phải đủ dài để có thể bảo vệ cả các mép của tài liệu. Các ống không chứa chất gỗ với đủ loại đường kính khác nhau rất sẵn có tại cửa hàng của các nhà cung cấp. Nếu như bạn chưa có sẵn loại ống này, bạn có thể dùng tạm một cái ống nào đó và cuộn một tấm phim polyester hoặc giấy xốp xung quanh để ngăn cách tài liệu lưu trữ và ống đó.
Description: http://www.vietmyiat.vn/hoavietphap/images/3es%281%29.jpgNhưng sau khi cuộn tròn tài liệu trên ống, bạn nên bọc bên ngoài bằng giấy hoặc phim polyester để tránh cho tài liệu khỏi bị xước, bụi bẩn và ô nhiễm. Lớp vỏ bọc ngoài được dán nhãn, sau đó buộc chúng lại bằng một sợi vải không nhuộm hoặc sợi dây bằng nhựa trắng. Dây buộc nên rộng ít nhất 1,25cm  và các chiếc ống nên được đặt nằm ngang theo một lớp. Các giá để ống nên đủ sâu để các ống này không nhô ra ngoài lối đi. Chúng cũng được lưu giữ bằng cách cho một cây gậy luồn vào ống và đầu gậy kia gắn vào góc đỡ trên tường. Một số cơ quan còn tăng cường bảo quản bằng cách để các ống đã được cuộn tài liệu bên ngoài vào trong một cái ống khác to hơn.







 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét