Breaking News
Loading...
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015


 Những điều cần biết về nghiên cứu khoa học
dành cho học sinh THPT
d

1.          Thu thập dữ liệu:
Sau khi xác định cho mình một đề tài nghiên cứu thì việc trước tiên là phải tìm thấy những sự kiện có liên quan đến đề tài. Bằng các phương pháp: điều tra, quan sát, đo đạc, làm thí nghiệm để có những tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc phục vụ cho một mục đích nào đó tiếp theo. Những việc làm ấy được gọi là thu thập dữ liệu. Dữ liệu là sự kiện được thu gọn lại trong các hình ảnh, con số, văn bản... vì vậy nếu việc thu thập dữ liệu không tốt (không thật, không chính xác, không đa dạng...) thì những kết quả của NCKH sẽ không trung thực, sai lệch với thực tiễn và tất nhiên sẽ không trở thành khoa học.
2.          Sắp xếp dữ liệu:
Qua những hoạt động nghiên cứu ban đầu, ta thu được rất nhiều dữ liệu. Cần sắp xếp chúng lại theo hệ thống, thứ, loại, thậm chí có thể sàng lọc bớt những dữ liệu không cần thiết hoặc quyết định bổ sung thêm dữ liệu mới để công việc cuối cùng được đơn giản hơn.
3.           Xử lí dữ liệu:
Ðây là công việc quan trọng nhất, giá trị nhất của NCKH. Một lần nữa, nhà nghiên cứu phải phân tích các dữ liệu để có thể đoán nhận, khái quát hóa thành kết luận. Nếu dữ liệu là những con số, cần xử lí bằng thống kê, rút ra kết quả từ các đại lượng tính được. Tư duy khoa học bắt từ đây.
4.          Những yêu cầu đối với người NCKH
- Có trình độ chuyên môn
- Có phương pháp làm việc khoa học:
+  Khả năng và phương pháp tư duy.
+  Khả năng phát hiện vấn đề và nhìn nhận vấn để bắt đầu nghiên cứu.
+ Khả năng thu và xử lí, số liệu: thu số liệu bằng phương tiện gì, cách thu số liệu, cách phân tích, lọc lựa số liệu....
+ Khả năng vạch kế hoạch làm việc thật khoa học, tiết kiệm thời gian và kinh tế.
+ Khả năng trình bày vấn đề khoa học: có kĩ thuật, rõ, dễ hiểu. 

5.          Có các đức tính của một nhà khoa học chân chính
                                       - Say mê khoa học. 

 - Nhạy bén với sự kiện xảy ra.
 - Cẩn thận khi làm việc.
 - Kiên trì nghiên cứu.
 - Trung thực với kết quả. 

6.          Vai trò của sự kiện trong tư duy và lí luận:
 Ðặc điểm của sự kiện là:
 - Mới lạ (về thời gian, không gian hoặc bản chất).
 - Hiện thực (quan sát được).
 - Tuân theo qui luật nhân quả rất rõ rệt.
 - Phức tạp.
7.          Các dấu hiệu về hình thức của sự phát triển
nghiên cứu khoa học môn hóa học
 - Từ không biết đến biết.        
 - Từ đơn giản đến phức tạp.
 - Từ hình thức đến bản chất.
 - Từ rời rạc đến hệ thống.
 - Từ ít đến nhiều.
 - Từ chậm đến nhanh.
 - Lao động sản xuất để phát triển cuộc sống.
thanh cônng




0 nhận xét:

Đăng nhận xét